Giới thiệu

Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013). Hiện nay, Khu di tích được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị trong Quyết định số 307/QĐ-TTg, ngày 07/02/2013 với phạm vi nghiên cứu 11.095 ha, quy mô quy hoạch tổng thể là 2.206 ha, bao gồm 14 di tích nhà Trần và khu vực bảo vệ, dịch vụ du lịch bao quanh. Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần bao gồm 14 di tích là đền An Sinh, Thái miếu, Tư Phúc lăng, Đồng Thái lăng, Đồng Mục lăng, Ngải Sơn lăng, Phụ Sơn lăng, Nguyên Lăng, Hy lăng, chùa – am Ngọa Vân, chùa Hồ Thiên, chùa Quỳnh Lâm, chùa Trung Tiết, chùa – quán Ngọc Thanh.  

CHI TIẾT

Trải nghiệm tham quan thực tế ảo VR360

 

Trải nghiệm thú vị khám phá Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần ở Đông Triều với công nghệ thực tế ảo VR360 bổ sung hình ảnh mãn nhãn và chức năng thuyết minh tự động sống động, hấp dẫn. 

CHÙA – AM NGỌA VÂN 

TRẢI NGHIỆM VR360

THÁI MIẾU NHÀ TRẦN

TRẢI NGHIỆM VR360

ĐỀN AN SINH

TRẢI NGHIỆM VR360

 

Tin tức hoạt động

Khám phá

Văn hóa, lịch sử

“Kỷ nhà Trần” là mốc son chói lọi nhất trong công cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. Không những thế, nhà Trần còn có nhiều thành tựu về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa…Khiến cho nước lớn phải kính nể, nước nhỏ phải chịu phục. Có thể nói, non sông Đại Việt, non nước Đông Triều đã sản sinh ra nhà Trần; nhà Trần lại tôn vinh non sông Đại Việt, non nước Đông Triều. 

Các sách địa chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn như: Đại Nam nhất thống chí và Đồng Khánh địa dư chí đều chép: “Bia Thần đạo ở An Sinh nói tiên tổ nhà Trần vẫn là người An Sinh – huyện Đông Triều, sau dời đến Tức Mặc phủ Thiên Trường cho nên các vua Trần đều táng ở An Sinh mà khi nhường ngôi xuất gia đi tu cũng lấy An Sinh làm nơi tu ẩn”. Như vậy, vùng đất Đông Triều có một hệ thống chùa, lăng tẩm, đền miếu có lịch sử xây dựng từ thời Trần rất đồ sộ và tráng lệ. Những di tích lịch sử đó còn tồn tại đến ngày nay, được chính quyền quan tâm, nhân dân phát tâm công đức, tu bổ tôn tạo lại nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử quý báu, sáng ngời hào khí Đông A. 

 

CHI TIẾT

Quần thể di tích

Vùng đất cổ Đông Triều xưa có tên gọi là An Sinh hay Yên Sinh. Đây là quê gốc của nhà Trần trước khi dời đến Thái Bình và Nam Định. Vì vậy, An Sinh được vua Trần lựa chọn làm nơi xây dựng lăng tẩm của mình, đồng thời cho xây dựng và phát triển hệ thống các chùa tháp làm nơi tu thiền học đạo, giảng tập kinh sách của Thiền phái Trúc Lâm. 

Ngày nay, khu di tích nhà Trần trên vùng đất An Sinh xưa – Đông Triều nay bao gồm 14 điểm di tích: Đền An Sinh, Thái miếu, Tư Phúc lăng, Đồng Thái lăng, Đồng Mục lăng, Ngải Sơn lăng, Phụ Sơn lăng, Nguyên lăng, Đồng Hỷ lăng, chùa – am Ngọa Vân, chùa Trung Tiết, chùa Quỳnh Lâm và chùa Hồ Thiên thuộc địa bàn các xã An Sinh, Bình Khê, Thủy An và Tràng An. 

Ngày 09/12/2023, Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. 

CHI TIẾT

Bản đồ khu di tích

Trưng bày hiện vật

Hộp vàng ngọa vân – Yên Tử 

Hiện vật được phát hiện trên con đường hành hương lên am Ngọa Vân, nơi đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông hóa Phật; mang ý nghĩa khẳng định giá trị của di tích am Ngọa Vân, thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm, đồng thời, phản ánh tư tưởng và đời sống văn hóa tâm linh ở trung tâm Phật giáo Trúc Lâm của tầng lớp quý tộc Hoàng gia. Bên cạnh đó, hộp vàng Ngọa Vân cũng phản ánh trình độ kỹ thuật kim hoàn, trình độ thẩm mĩ, trí tuệ sáng tạo cao của các nghệ nhân thời Trần. 

 

Chậu gốm men hoa nâu 

Chậu gốm men hoa nâu được tìm thấy tại di tích Thái miếu, là chiếc chậu gốm hoa nâu lớn nhất hiện còn trên cả nước, với đường kính hơn 90cm, cao hơn 40cm. Thân chậu trang trí hình sen dây lá và đặc biệt là trang trí họa tiết 8 con rồng. Rồng là biểu tượng cho quyền lực của Vua, những đồ vật trang trí rồng là những đồ dùng dành riêng cho nhà Vua hoặc có liên quan đến nhà Vua. Việc tìm thấy chậu gốm hoa nâu lớn vẽ rồng ở Thái miếu càng chứng tỏ Thái miếu là một công trình kiến trúc liên quan chặt chẽ đến nhà Trần. 

Tượng chân dung 

Tượng chân dung có niên đại Lê Trung hưng (thế kỷ XVI – XVII), tượng khi được tìm thấy đã mất đầu, chỉ có thân và bệ. Tượng tạc người trong tư thế ngồi thiền. Chiều cao tổng thể của bức tượng là 92.5 cm. Tượng ngồi với tư thế tay chắp trước bụng, ngực nở, vai thuôn, người hơi đổ về phía trước, cổ có ngấn. Tượng người mặc 2 lớp áo giao lĩnh, phía trước có hoa văn hình rồng, thắt lưng thêu hoa văn hình hoa sen và mây uốn lượn. Có thể đây là Tượng chân dung một vị vua nhà Trần, thân khoác áo cà sa nhưng vẫn có đai ở thắt lưng và mặt trước chạm khắc hình rồng.